Review sách Ký Sinh Trùng Biết Yêu
- Ngõ Sách
- 1 thg 5
- 3 phút đọc
Ký Sinh Trùng Biết Yêu
Tác giả Sugaru Miaki
Thể loại: Light novel

Đặc trưng của chứng bệnh là ngay người bệnh cũng nhận thức được sự bất thường của bản thân. Họ không đòi hỏi người khoẻ mạnh phải "hiểu cho" bệnh tình của mình, vì họ biết rằng sẽ không được hiểu."
Bạn đã bao giờ yêu ai đó chưa? Khả năng cao là rồi. Bạn đã bao giờ cảm thấy rằng tình yêu đã hoàn toàn độc chiếm cơ thể mình, hoặc nói cách khác, cảm thấy rằng những phản ứng hoá học trong đầu mình trở thành lí do duy nhất mình còn sống chưa? Có khá nhiều người cảm thấy như thế, nhưng những cảm xúc này tại sao lại xảy đến với họ?
ký sinh trùng biết yêu là một chuyện tình bi thảm xuất phát từ câu hỏi đó. 2 con người lập dị, bị cô lập khỏi gia đình, khỏi xã hội đến với nhau và bôi những màu sắc mới lên cuộc đời của nhau. 2 con người này tìm thấy sự đồng cảm trong sự lập dị của họ, để rồi cho nhau những niềm vui chưa từng được trải nghiệm.
Vậy tại sao phải là anh ấy/cô ấy? Ai chẳng làm được như thế? Không. Không phải ai cũng làm được việc ấy. Phải là một người đau khổ như người kia, bị cô lập, chán ghét xã hội như người kia mới có thể hiểu , đồng cảm và hỗ trợ được họ từ tận đáy lòng mình. Phải là một người bị kẹt dưới vực thẳm cả đời mình, một cái vực mà họ đã từ bỏ tất cả hi vọng trốn thoát. Khi họ tìm được một người khác trong cùng vực thẳm đó, 2 người sẽ cùng nhau ngắm nhìn bầu trời từ đáy vực.
Miaki sử dụng ký sinh trùng học để tượng trưng cho sự buồn khổ và lập dị trong tác phẩm, từ đó sinh ra cái tên "Koisuru Kiseichuu" (Parasite in Love). Nó cho ta thấy cách mà 2 kẻ lập dị này đến với nhau, và ở đoạn kết, cách mà sợi chỉ đỏ này, một khi bị cắt đứt, có thể làm cho người ta trở nên khốn khổ cỡ nào.
Hình tượng 2 nhân vật Kousaka Kengo và Sanagi Hijiri được tác giả xây dựng qua suốt tác phẩm. Hầu hết tác phẩm, Miaki sử dụng góc nhìn thứ ba, chỉ đôi khi sử dụng góc nhìn thứ nhất để tránh bóp méo thế giới qua góc nhìn lập dị của 2 người. Họ trở thành nơi nương tựa của nhau để tái hoà nhập vào xã hội. Họ làm xã hội dễ chịu hơn cho nhau, vì giờ họ đã có một người có thể hiểu và đồng cảm với mình.
Ngoài ra, tác phẩm còn tập trung vào một câu hỏi khác: Nếu 2 người yêu nhau vì bệnh tật của nhau, khi căn bệnh ấy được chữa, tình yêu của họ có còn đó không? Liệu tình yêu ấy có phải là thật lòng không? Miaki trả lời câu hỏi này qua 2 nhân vật chính bằng một sự chân thực đáng sợ đến nỗi bạn phải nghĩ rằng, liệu đây có phải là trải nghiệm cá nhân của tác giả?
"Thì sao? Ảo giác thì có vấn đề gì? Tình yêu giả tạo có gì sai? Miễn được hạnh phúc, dù phải làm con rối suốt đời em cũng thấy chẳng sao."
Miaki Sugaru không chỉ đã thành công, mà theo tôi, đã đạt được đỉnh cao sự nghiệp của mình với kiệt tác sâu sắc 9 chương này. Một câu truyện được xây dựng từ những nghiên cứu về ký sinh trùng học và hiểu biết cá nhân về trầm cảm, một câu truyện luôn giữ cho người đọc bị cuốn hút, và một câu truyện không sợ phải chém một nhát vào trái tim của người đọc.
"Cũng chẳng sao cả, vì cuối cùng mình cũng độc chiếm được khung cảnh đẹp đẽ nhường này.
コメント